Trang chủ » Kinh tế 24h » Sau TQ, Nhật sẽ ra tay cứu trợ châu Âu

Sau TQ, Nhật sẽ ra tay cứu trợ châu Âu

Tác giả:

Nhật Bản đã thể hiện quan điểm sẵn sàng mua trái phiếu của Quỹ ổn định tài chính châu Âu. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi tuần trước khẳng định nước này sẵn sàng để mua thêm trái phiếu của tổ chức này. Trong khi đó ông Regling cũng cho biết sau một cuộc họp với Takehiko Nakao, nhà ngoại giao tài chính cấp cao của Nhật Bản, rằng Tokyo sẽ tiếp tục mua trái phiếu EFSF.

Tuy nhiên nếu châu Âu yêu cầu các quốc gia trả tiền mặt cho các trái phiếu không được bảo hiểm thì Nhật Bản  cũng sẽ cân nhắc, tránh đưa ra những cam kết quá vội vàng.

Lãnh đạo châu Âu đã đạt được thỏa thuận vào thứ năm tuần trước về việc giảm gánh nặng nợ nần cho Hy Lạp và tăng cường quỹ bình ổn tài chính châu Âu  EFSF lên 1 nghìn tỷ euro (khoảng  1,4 nghìn tỷ USD). Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính từ các nước khác như Trung Quốc và Nhật Bản.

“Sự ổn định của châu Âu cũng là mong muốn của chúng ta. Với quan điểm này, chúng ta cũng sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết một cách kịp thời,” Ông Azumi, phát biểu  trong cuộc tranh luận quốc hội tuần trước về khả năng đóng góp của Nhật Bản trong việc giải cứu châu Âu. Tuy nhiên ông không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào.

Nhật Bản đã mua hơn 20% chứng khoán nợ của quỹ cứu trợ. Ông Regling cho biết Trung Quốc cũng là nhà đầu tư thường xuyên, nhưng ông  từ chối cho biết số lượng chính xác. Các nước châu Á khác ngoài Nhật Bản cũng đã mua khoảng 20% ​​trái phiếu của EFSF.

Ông Regling từ chối bình luận về kết quả các cuộc họp ở Bắc Kinh với các quan chức từ Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương Trung Quốc. Ông chỉ nói họ đã trao đổi một cách “cởi mở” và “thân mật.” Chủ đề thảo luận bao gồm việc xây dựng một cấu trúc hiệu quả nhất cho quỹ cứu trợ mới, ông nói.

Tân Hoa Xã Trung Quốc hôm qua cho biết: “Rõ ràng, các nước châu Âu  phải tự tìm các giải quyết vấn đề tài chính của họ. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức trong khả năng của mình để giúp đỡ châu Âu. Các nhà lãnh đạo châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh nên kêu gọi sự trợ giúp của các nền kinh tế mới nổi- các quốc gia đã đóng góp rất nhiều trong việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới “.