Trang chủ » Kinh tế 24h » Ế ẩm, phố hàng hiệu bậc nhất Sài thành giảm giá ồ ạt

Ế ẩm, phố hàng hiệu bậc nhất Sài thành giảm giá ồ ạt

Tác giả:

“Con đường hàng hiệu” Nguyễn Trãi (quận 1), nơi tập trung nhiều thương hiệu lớn cũng là nơi có nhiều chương trình giảm giá sốc nhất. Các panô sale off, Big sale 50, 70%, thanh lý, xả hàng… giăng san sát.

Giảm giá 50% cho rất nhiều sản phẩm, một cửa hàng ngay đầu đường Nguyễn Trãi thu hút được khá đông khách. Dù phần lớn sản phẩm giảm giá là quần áo, túi xách lỗi mốt, nhưng kiểu dáng đẹp, chất liệu tốt khiến sản phẩm này vẫn thu hút khách hàng lựa chọn.

Chị Vân, một khách hàng ở quận Phú Nhuận với vẻ hài lòng khi mua được chiếc ví cầm tay giảm giá 40% còn 545.000 đồng. Cho biết không “xính” hàng hiệu, nhưng mỗi đợt các thương hiệu thời trang lớn giảm giá, chị cũng canh để mua các món đồ mình thích, vì chất lượng tốt mà mức giá sau khi giảm đi một nửa cũng dễ chấp nhận.

{keywords}

Đối diện, một thương hiệu khác đang áp dụng mức giảm 30% cho tất cả các mặt hàng và 50% với một số sản phẩm đến hết tháng 7 cũng thu hút không ít tín đồ hàng hiệu. Chị Linh, ở quận Bình Thạnh tần ngần thử đi thử lại đôi giày nhưng rồi quyết định để lại trên kệ, cho biết thấy giảm giá, chị cũng muốn sở hữu một đôi giày hàng hiệu cho “bằng bạn bằng bè”. Nhưng giá giảm rồi mà vẫn còn hơn 1,2 triệu đồng vẫn cao. Trong khi đó, các loại giày có mức giá giảm 50% cũng được nhiều khách hàng quan tâm, nhưng phần nhiều là hàng lỗi mốt, lỗi size.

Đã thành thông lệ, tháng 7 hàng năm vẫn được các cửa hiệu thời trang ở TP. HCM ngầm qui ước tung ra đợt giảm giá. Song năm nay, quy mô giảm giá rầm rộ hơn và mức giá giảm cũng cao hơn. Chị Thư, chủ một cửa hiệu thời trang trẻ em đường Nguyễn Trãi, chia sẻ, thường tháng 7 và tháng 8 là khoảng thời gian mà các cửa hàng chịu cảnh vắng khách nhất trong năm nên phải giảm giá để kích sức mua. Tuy nhiên, nếu mức giảm cao nhất các năm trước chỉ 50% thì năm nay nhiều nhãn hàng giảm đến 70-80%, thời gian giảm cũng kéo dài hơn vì từ đầu năm đến giờ sức mua rất thấp.

Song dù ưu đãi, giảm giá với nhiều hình thức, tình trạng người bán đông hơn khách mua vẫn là xu thế chung của các trung tâm mua sắm thời điểm này.

Tại một số điểm bán, giảm giá sốc mà sức mua vẫn không tăng đáng kể. Dù quầy nào cũng trưng bảng sale off nhưng cả những ngày cuối tuần thì người bán vẫn đông hơn khách mua. Nga, nhân viên cửa hàng Cita, cho biết có ngày cửa hàng chỉ bán được 1-2 sản phẩm. Khách chủ yếu xem chứ ít mua. Cũng theo Nga, từ đầu năm đến nay, các chương trình giảm giá được thực hiện liên tiếp nhưng vẫn vắng.

Đây cũng là hoàn cảnh chung của các trung tâm thương mại lớn, nhiều cửa hàng  thi thoảng, cửa hàng này mới có khách mua và tập trung vào các sản phẩm có giá thấp, tương đương trên dưới 500.000 đồng sau khi đã giảm..

Nguyên nhân, theo chia sẻ của anh này là giảm giá 60-70%, nhưng mức còn lại khách phải thanh toán cho một sản phẩm vẫn quá cao so với túi tiền của họ. Với giá phổ biến một đôi giày giá khoảng 3 triệu đến 3,5 triệu đồng, áo thun nam giá khoảng từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, áo đầm khoảng 1,2-3 triệu đồng,… chỉ thích hợp với loại khách hàng đại gia. Với những mặt hàng có mức giảm cao thì phần nhiều rơi vào hàng lỗi mốt, lỗi size nên khách hàng cũng không nhiều sự lựa chọn.