1. Hơn 2 triệu lao động bị trễ lương hoặc buộc “nghỉ phép”
Đây được xem là hậu quả trực tiếp tồi tệ nhất. Chừng nào Quốc hội còn đóng cửa chính phủ, chừng đó vô số lao động chịu thiệt thòi. 1,3 triệu nhân viên “thiết yếu” phải làm việc trong thời gian chính phủ ngưng hoạt động sẽ bị trễ lương.
Trong khi đó, 800.000 lao động còn lại sẽ buộc phải “nghỉ phép” không lương đến khi đi làm trở lại.
2. Môi trường bị đe dọa
Lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency- EPA) cho biết, cửa cơ quan này vẫn tự động đóng nếu thỏa thuận ngân sách chính phủ không thoát khỏi bế tắc. Bởi không có tiền, EPA sẽ không có khả năng trả lương nhân viên và chức năng hoạt động của họ cũng buộc bị “treo”.
3. Dịch bệnh lan tràn
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ phải tạm dừng chiến dịch ngăn chặn bệnh cúm quan trọng khi chính phủ vẫn đóng cửa.
4. Hỗ trợ dinh dưỡng bị cắt giảm
Chương trình dinh dưỡng đặc biệt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hỗ trợ thực phẩm cho 9 triệu người Mỹ (chủ yếu là phụ nữ, thai phụ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn) bị đe dọa nghiêm trọng. Họ chỉ cầm cự thêm được 1 tuần sau khi chính phủ ngừng hoạt động.
5. Thâm hụt ngân sách diễn biến tồi tệ:
Mặc dù Đảng Cộng hòa cam kết về trách nhiệm tài chính, nhưng một khi chính phủ bị đóng cửa thì thâm hụt ngân sách có thể trở nên tồi tệ, theo chuyên gia kinh tế Ethan Harris tại ngân hàng Merrill Lynch.
6. Nỗi lo an toàn thực phẩm:
Hầu hết các cuộc thanh tra an toàn thực phẩm định kỳ của FDA bị đình chỉ trong trường hợp Quốc hội đóng cửa chính phủ.
7. Cựu chiến binh, doanh nghiệp sẽ… đói:
3,6 triệu cựu chiến binh của Mỹ sẽ không nhận được trợ cấp nếu chính phủ đóng cửa 2 đến 3 tuần. Người khuyết tật, trẻ em ung thư cũng nằm trong tình cảnh tương tự.
Trong khi đó, Ủy ban các doanh nghiệp nhỏ – tổ chức bảo lãnh các khoản vay trị giá 106 tỷ USD cho hơn 193.000 công ty trong 4 năm qua – cũng phải dừng hoạt động. Và như vậy, doanh nghiệp sẽ mất đi chỗ dựa tài chính quan trọng.
8. An toàn lao động bị đe dọa:
Hầu hết các cuộc điều tra về vấn đề an toàn, phân biệt đối xử nơi làm việc của Bộ Lao động sẽ bị chấm dứt nếu thỏa thuận tài chính của quốc hội và chính phủ không đạt được.
9. Đóng cửa bảo tàng, công viên:
Nếu thảm họa đóng của chính phủ không được đẩy lùi, hơn 400 công viên, bảo tàng và điểm du lịch quốc gia trên cả nước trong đó có công viên Yosemite ở California, Grand Canyon, Alcatraz ở San Francisco, và Tượng Nữ thần Tự do ở New York tiếp tục bị đóng cửa. Điều này đương nhiên sẽ làm nản lòng du khách đến Mỹ nhưng quan trọng hơn cả vẫn là những ảnh hưởng kinh tế to lớn. Theo nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, trong vụ đóng cửa năm 1995-1996, 7 triệu du khách phải rời khỏi các công viên giải trí quốc gia. Ngành du lịch và hàng không bị thiệt hại hàng triệu USD mỗi ngày.
Còn giờ đây, chính phủ đóng một ngày là một ngày nguồn thu từ kinh doanh công viên quốc gia mất đi 30 triệu USD.
10. Thị trường chứng khoán hoảng sợ:
Thị trường chứng khoán đã phản ứng tiêu cực vào hôm thứ Hai vừa qua do lo ngại về việc chính phủ đóng cửa và những tranh cãi gay gắt xung quanh vấn đề nâng trần nợ quốc gia. Thiếu giải pháp cũng đồng nghĩa thị trường sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều cơn chấn động hơn nữa.
11. Gián đoạn hoạt động của Bộ Tư pháp:
Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder vừa cảnh báo việc chính phủ đóng cửa đã gây ra tác động tệ hại tới hoạt động của bộ này. Ông khẳng định, những con người Mỹ nhiệt huyết và tài giỏi tại Hạ Nghị viện đang phải chịu đựng một cơn rối loạn không đáng có của chính phủ.